Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc được sử dụng với cơ chế giảm ho, giảm tác động tới đường tiêu hóa.
Tóm tắt nội dung
Vậy cơ chế của những dược liệu này như thế nào để cho tác dụng giảm ho?
Cơ chế 1: Giảm ho
+ Giảm ho ngoại biên: Bảo vệ receptor hầu họng và làm tê dây thần kinh
+ Giảm ho trung ương: Tác dụng vào trung khu điều tiết ho
Cơ chế 2: Long đờm
Thay đổi cấu trúc đờm, giảm độ đặc, dễ tống ra ngoài.
Hạt mơ – Dược liệu thần kỳ cho tác dụng giảm ho
Thành phần hóa học
- Thịt quả chứa:
- Acid hữu cơ: acid tartric, acid mucic, acid quinic.
- Flavonoid: quercetin, isoquercitrin (= quercetin – 3- glucosid).
- Nhân hạt: ngoài chất béo còn có chứa glycosid cyanogenic là amygdalin (qua quá trình thủy phân mới có tác dụng chữa bệnh)
Cơ chế
- Aldehyd benzoic: sau thủy phân, hấp thu vào cơ thể từ từ, tránh gây độc và có tác dụng:
+ TKTW: ức chế TKTW → trung khu điều tiết ho → giảm ho.
+ Niêm mạc: kích tích tăng tiết dịch vị → giảm ho.
- Acid cyanhydric: Uống → phân giải từ từ, liều vừa phải → ức chế TKTW → ức chế trung khu ho →có tác dụng cầm ho.
Tác dụng:
- Dùng hạt chữa ho
- Mơ muối (Bạch Mai): có tác dụng nhuận phổi, thông đờm, tăng tiết tân dịch, giải nhiệt.
- Dùng lá trị vết thương nhiễm trùng, vết thương có dòi.
- 1 số công dụng chữa bệnh khác: kiết lỵ, băng huyết…
Liều dùng: con/ ngày ( hạt khô )
- Trâu, bò, ngựa: 20-40g
- Dê, lợn, chó: 4-10g