8 giải pháp hữu ích để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Những kinh nghiệm đáng kể được tích lũy từ khi lệnh cấm sử dụng kháng sinh có hiệu lực ở Liên minh Châu Âu. Kể từ đó, nhiều chất phụ gia đã được thử nghiệm, đồng thời các cách thức quản lý cũng được thay đổi để đáp ứng tình hình thực tế. Sự lựa chọn nào phù hợp cho các nhà sản xuất?

 

Để mang lại lợi ích cho các hệ thống sản xuất đang cân nhắc đến việc áp dụng hoặc thay đổi chiến lược kích thích tăng trọng qua thức ăn của họ, một danh sách các phương pháp thành công thường gặp trong các công thức không chứa kháng sinh được cung cấp dưới đây để tham khảo.

1 Tình trạng sức khỏe tổng thể

Bất kỳ thuốc kháng sinh nào cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn khi tình trạng sức khỏe kém.

Ví dụ, chuồng heo con hoạt động liên tục. Cải thiện sức khỏe bằng cách cải thiện các biện pháp an toàn sinh học trong trang trại, áp dụng quy trình quản lý cùng vào – cùng ra, tăng cường dọn dẹp và khử trùng, và quan trọng nhất là ổn định sức khỏe đàn heo nái để giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh.

2 Độ tuổi cai sữa

Hầu hết ở các nước EU, độ tuổi cai sữa từ 24 đến 28 ngày, trong khi các nhà sản xuất ở Bắc Mỹ thường cai sữa khi heo được khoảng ba tuần tuổi. Nghiên cứu và kinh nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng tăng độ tuổi cai sữa, heo con có thể đối phó với các chấn thương thông thường sau cai sữa tốt hơn. Heo ăn vào nhiều hơn, tăng trưởng tốt hơn, chủ yếu là do thời gian tiếp xúc với thức ăn dặm lâu hơn và hệ miễn dịch được phát triển tốt hơn. Không phải ngẫu nhiên mà việc tăng cường ăn dặm được áp dụng ở hầu hết các trang trại EU hiện nay.

3 Lượng ăn vào

Lượng ăn vào đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đường ruột sau khi cai sữa. Nghiên cứu cho thấy sau một thời gian ngắn bị đói, ruột thẩm thấu các kháng nguyên nhanh hơn (như kháng nguyên trong bã nành) và nhạy cảm với vi khuẩn hơn. Sau đó tiêu chảy xuất hiện, nguyên nhân có thể là do quá mẫn cảm với các protein kháng nguyên hoặc từ các nội độc tố và ngoại độc tố gây ra bởi các tác nhân gây bệnh như khuẩn Escherichia coli.

4 Khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những protein không được hấp thụ ở hồi tràng cuối trở thành chất nền cho vi khuẩn phát triển trong ruột già. Đặc biệt, Escherichia coli phát triển mạnh trên  protein không được tiêu hóa. Tất nhiên, một lượng vi khuẩn lớn không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng động vật, mà còn là nơi ẩn náu của các mầm bệnh như colibacillus, Salmonella, vàClostridium. Do đó, mầm bệnh cần protein để phát triển và tăng số lượng, điều này có nghĩa là khi ta giảm tổng hàm lượng protein trong khẩu phần đồng thời tăng khả năng tiêu hóa các protein này, thì vi khuẩn sẽ bị suy giảm rõ rệt. Theo phương pháp này, điều quan trọng là cần cân bằng được lượng axit amin trong cơ thể vật nuôi (dựa vào các axit amin tinh thể) để phát huy tối đa khả năng tăng trưởng và tích lũy nạc.

5 Enzymes

Một số enzyme phân giải các yếu tố kháng dinh dưỡng, chẳng hạn như non-starch polysaccharides (NSP) trong ngũ cốc, cũng có ích trong công thức thức ăn không chứa kháng sinh. Phương thức hoạt động của chúng là gián tiếp giảm tính khả dụng của chất nền (thức ăn không được tiêu hóa) đối với vi khuẩn. Enzyme thủy phân cũng mang lại lợi ích cho heo con bằng cách tăng cường khả năng tiêu hóa protein, nhưng ít có nghiên cứu về đề tài này. Hơn thế nữa, một số bằng chứng cho thấy các enzyme có xu hướng làm giảm độ nhớt ruột, tăng cường lưu thông ở đường tiêu hóa do đó cản trở vi khuẩn phát triển. Toàn bộ chủ đề về enzyme với vi khuẩn đường ruột hiện vẫn chưa được làm rõ như mong đợi, nhưng chắc chắn vẫn là chủ đề có giá trị thu hút được nhiều sự quan tâm.

6 Axit hữu cơ

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đều không dung nạp bởi axit, quá trình axit hóa ở dạ dày bằng các axit hữu cơ trong thức ăn có thể ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược sự phát triển của vi sinh trong dạ dày. Một số axit hữu cơ có thể vào ruột non dưới dạng không bị phân ly chui vào trong tế bào vi khuẩn và sau đó tiêu diệt các vi khuẩn này. Những axit hữu cơ nào nên được sử dụng hiện đang là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất. Cùng với tranh luận là câu hỏi liệu một axit đơn hay một hỗn hợp axit là tốt nhất. Kết hợp với các axit hữu cơ, một số chiết xuất từ thực vật với đặc tính kháng khuẩn và kháng virus đã được chứng minh là mang lại hiệu quả.

7 Probiotic và prebiotic

Bổ sung lợi khuẩn sống hoặc bào tử vi khuẩn trong thức ăn của heo con cũng là một chiến lược thay thế nằm trong công thức thức ăn không chứa kháng sinh. Hầu hết các sản phẩm thương mại gồm một hoặc nhiều dòng lactobacilli và bifidobacteria, mặc dù trong danh sách không đề cập đến hai ví dụ này. Tuy các sản phẩm hiện đại có khả năng chịu nhiệt hơn các sản phẩm thế hệ cũ, nhưng quá trình ép viên dự đoán sẽ làm giảm hiệu quả của các sản phẩm này, thì việc bổ sung bào tử sau đó có lợi cho các sản phẩm. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng phải lựa chọn các dòng có khả năng chịu axit để chúng có thể được kết hợp trong quá trình axit hóa thức ăn. Điều này hiện vẫn được đánh giá cao, nhưng không đủ để phát huy hết lợi ích của vi khuẩn. Ngoài ra, cần cung cấp đủ thức ăn chứa vi khuẩn.
Thức ăn dinh dưỡng dưới dạng đường chưa lên men không tiêu hóa có thể thúc đẩy sự phát triển của quần thể vi khuẩn có lợi, như lactobacillus. Mannan-, transgalacto-, và fructo-oligosaccharides là một trong các prebiotic phổ biến nhất. Một số chuyên gia dinh dưỡng thích các loại xơ chức năng (prebiotics) từ các nguyên liệu như bã củ cải đường, bã táo và bã rau diếp xoăn.

8 Globulin miễn dịch

Globulin miễn dịch từ huyết tương hoặc bột trứng khô siêu miễn dịch (từ gà mái được siêu tiêm chủng kháng lại một số bệnh ở heo con) cải thiện lượng ăn vào và tăng trưởng sau cai sữa bằng cách bảo vệ sức khỏe đường ruột của heo con. Globulin miễn dịch là cơ chế bảo vệ tự nhiên mạnh nhất kháng lại bệnh tật, do đó được bổ sung vào giai đoạn quan trọng (cai sữa) nhằm hỗ trợ và nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên.

Kết luận

Hiện nay các giải pháp từ thảo dược đang là xu thế mà các nhà chăn nuôi hướng đến, kháng sinh thảo dược vừa thay thế được kháng sinh hóa học, không gây tồn dư, an toàn cho cả con người và động vật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *