SỬ DỤNG THẢO DƯỢC TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VẬT NUÔI

Ngày nay, xu hướng sử dụng thảo dược trong chăn nuôi ngày càng được chú ý, bởi tính an toàn và không ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt, trứng, góp phần duy trì nông nghiệp bên vững. Hướng đi này tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch, và an toàn phục vụ chính nhu cầu của con người.

Với ưu điểm là nước năm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với thảm thực vật phong phú. Việt Nam có rất nhiều loại thực phẩm có đặc tính dược lý quan trọng như kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, nâng cao và tăng cường miễn dịch:


  1. Tác dụng lên đường tiêu hóa:

   Do có nhiều thành phần khác nhau, thảo mộc và gia vị ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khác nhau. Hầu hết chúng đều kích thích tiết nước bọt. Ví dụ như, nghệ, ớt, gừng, bạc hà, hành tây, cà ri và thì là tăng cường tổng hợp axit mật trong gan và bài tiết mật, tác động có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ lipid. Hầu hết các loại gia vị đều kích thích chức năng của dịch tụy (lipase, amylase và protease); một số cũng làm tăng hoạt động của enzyme tiêu hóa của dạ dày. Ngoài ra, chiết xuất từ   các loại thảo mộc và gia vị đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và rút ngắn thời gian chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa (Mirzaei-Aghsaghali và cs., 2012; Tran Thanh Tien và cs., 2019).


  1. Tác dụng kháng khuẩn

–   Thảo mộc và gia vị hoạt động như chất kháng khuẩn bằng cách thay đổi các đặc tính của màng tế bào màng, và gây ra rò rỉ ion, do đó làm cho vi khuẩn ít độc hơn. Những thay đổi trong thành phần axit béo có thể ảnh hưởng đến khả năng sống sót của vi sinh vật (Silva  và cs, 2010; Nguyễn Thanh Hải,  Bùi Thị Tho, 2013; Solaiman và cs, 2015; Vũ Thu Trang và cs., 2015; Pham Trong Vu và cs., 2018).


  1. Tác dụng chống oxy hóa

–   Các hợp chất phenolic của thực vật là các dẫn xuất được hydroxyl hóa của axit benzoic và axit cinnamic và đã chứng minh à có tác dụng chống oxy hóa và tác dụng chống ung thư. Các hợp chất phenolic bao gồm flavonoid rất quan trọng trong cơ chế bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và stress từ môi trường. Flavonoid từ lâu đã được công nhận là có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, kháng virus và chống tăng sinh (Nguyen Duy Tan, 2018).

–   Các nhóm chất trong thảo mộc như polyphenol và vitamin (C và E) có khả năng chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiềm năng chống oxy hóa của thảo mộc có thể liên quan đến nồng độ của các hợp chất phenolic của chúng bao gồm axit phenolic, flavonoid, anthocyanin và tannin.


  1. Tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch

–   Hệ thống miễn dịch được tăng cường từ các loại thảo mộc và gia vị giàu flavonoid, vitamin C và carotenoid. Những loại cây này có thể cải thiện hoạt động của tế bào lympho, đại thực bào và tế bào NK, chúng làm tăng khả năng thực bào hoặc kích thích tổng hợp interferon (Mayer và ctv., 2014).

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã minh chứng rằng nhiều loại thực vật ở Việt nam có các đặc tính dược lý quan trọng như kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa, phục hồi tế bào gan, cải thiện chức năng thận, tăng cường miễn dịch. Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu thảo dược, tạo điều kiện sản xuất, quảng bá và phân phối các sản phẩm thảo dược sẽ là các bước tiếp theo để việc ứng dụng thảo dược trong chăm sóc sức khỏe vật nuôi, giảm sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi dưỡng động vật trở thành hiện thực và phát triển.

 

Tác giả: PGS.TS. Võ Thị Trà An

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *